Câu hỏi (Q): Đâu là lý do để chúng ta áp dụng Tiêu chuẩn của Diễn đàn Lúa gạo Bền Vững (SRP) vào chương trình của chúng ta?
Tiến sĩ Minh – Trả lời (A): Hầu như ở mỗi khu vực trong chương trình lúa gạo đều có mô hình thí điểm trồng lúa SRP. Và với điều này, chúng ta đang giúp góp phần tạo nên ảnh hưởng toàn cầu của Chương trình Lúa gạo Rikolto quốc tế.
Q: Tại sao lại cần thiết phát triển thương hiệu lúa gạo SRP cho thị trường nội địa?
A: Đầu tiên, nó gắn liền với quản lý an toàn thực phẩm. Nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao của người tiêu dùng đang ngày càng tăng. Trong khi đó, danh tiếng về chất lượng gạo ở trong nước thì không được cao do việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và các hóa chất, điều này dẫn đến việc lượng hóa chất dư thừa cao trong gạo của Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển một thương hiệu lúa gạo SRP cho thị trường nội địa sẽ tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đến với thực phẩm an toàn. Thứ hai là, với việc sản xuất gạo SRP, chúng ta muốn hướng đến giảm việc phát ra khí thải hiệu ứng nhà kính, điều này sẽ giảm tác động biến đổi khí hậu gây ra từ việc trồng lúa gạo. Và cuối cùng, việc sản xuất lúa gạo SRP có thể thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và thanh niên vào chuối giá trị lúa gạo thông qua việc áp dụng các kỹ thuật cải tiến để trồng lúa.
Q: Chị có đề cập đến người trẻ, vậy thì tại sao giới trẻ nên được gộp vào chuỗi giá trị gạo?
A:Có hai lý do cho việc này. Đầu tiên, nông dân, đặc biệt là nông dân trồng lúa gạo, đang ngày một già đi. Ngày càng có nhiều nông dân lớn tuổi làm việc trên đồng nhưng mà trong hầu hết các trường hợp, chúng ta hiếm khi thấy người trẻ tham gia. Vì thế để có được sự sản xuất lúa gạo bền vững, chúng ta cần nhìn thấy nhiều hơn nữa sưu tham gia từ người trẻ vào ngành lúa gạo trong tương lai. Việc bao gồm giới trẻ nên được đẩy mạnh. Thứ hai là, những người trẻ đã và đang tham gia vào chuỗi gạo ở thời điểm hiện tại, họ cũng đang dần trở nên già đi, vì vậy có thể cho rằng họ sớm sẽ bị loại khỏi danh sách những người trẻ. Điều quan trọng hơn là tính lơi thế thâm niên trong chuỗi gạo thì khá là cao, vì thế tiếng nói của những người nông dân trẻ không được xem trọng, và phần lớn các cơ hội không được trao cho họ.
Q:Tại sao và bằng cách nào Rikolto đang áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào việc sản xuất lúa gạo?
A: Lý do, là bởi vì ngành gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang là nạn nhân của việc biến đổi khí hâu. Đồng thời, việc trồng lúa cũng là một trong các yếu tố góp phần làm biến đổi khí hâu. Đó là hai nguyên nhân chính lý giải vì sao chúng ta cần áp dụng các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu vào việc sản xuất lúa gạo. Và làm thế nào để giải quyết các vấn đề đó, việc thúc đẩy SRP cũng là một cách. SRP có nhiều thực hành có thể giúp vấn đề này. SRP có thể giảm việc sử dụng nước, dẫn tới việc quản lý nguồn nước tốt hơn – đây là một yếu tố góp phần làm biến đổi khí hậu. Và ở một số dự án, chúng ta đang áp dụng kỹ thuật trồng lúa khí hậu thông minh, như là Luân Canh Tưới – Khô, Hệ thống trồng Lúa – Cá kết hợp, và Mô hình sản xuất Biochar biến đổi rơm thành than sinh học thay vì là đốt rơm, bằng cách này khoa học đã chứng minh có thể giúp giảm lượng phát thải khí carbon trong việc sản xuất lúa gạo.
Q: Vai trò của *Hệ thống Cùng tham gia Đảm bảo Chất lượng (PGS) trong việc sản xuất lúa gạo bền vững là gì?
A: Chúng ta chỉ mới áp dụng PGS vào chuỗi giá trị gạo của chúng ta trong thời gian gầy đây. Về lý thuyết, PGS là một công cụ nhằm đạt được cam kết của nông dân trong việc áp dụng tiêu chuẩn SRP trong sản xuất lúa gạo. Nó tạo ra sự tin tưởng giữa các nông dân với nhau, giúp họ đạt được quyền sở hữu chính sản phẩm của họ thông qua các hoạt động kiểm tra chéo được thực hiện bởi chinh họ ngay trên cánh đồng. Bằng cách đó, chúng ta hướng tới việc tạo ra sự thông hiểu hơn giữa các nông dân về việc áp dụng tiêu chuẩn SRP và giúp họ tự hào hơn về sản phẩm gạo chất lượng cao của họ. PGS đồng thời cũng là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho các phương pháp chứng nhận truyền thống như là VietGap hay là BASicGap. Cần chi phí ít hơn để chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp, vì thế sẽ giúp giảm chi phí sản xuất cho nông dân.
Q: Và câu hỏi cuối, Gói Phát Triển Kinh Doanh (gọi tắt là BD Pack) thì hữu ích thế nào với nông dân?
A: Đối với nông dân, BD Pack chủ yếu tập trung vào các tổ chức nông dân (gọi tắt là FO), công việc của các FO hỗ trợ các nông dân cá nhân khi là thành viên của các FO đó. Bằng việc sử dụng BD Pack, chúng ta giúp tập huấn FO quản lý công việc kinh doanh của họ tốt hơn. Và họ đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ cho các thành viên, và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác. Đó là yếu tố đầu tiên. Ngoài ra, chúng ta cũng đồng thời xây dựng khả năng sản xuất tập trụng, và thực hiện điều này thông qua nhiều can thiệp khác nhau, bao gồm tập huấn, điều phối các mối quan hệ của FO với doanh nghiệp gạo, vv. Và kết quả mà chúng tôi muốn thấy là, họ sẽ có nhiều quyền hơn. Và các nông dân nhỏ lẻ sẽ hưởng lợi ích từ việc bán gạo thông qua FO, giúp giảm giá vận chuyển. Đồng thời họ cũng có cơ hội tăng giá bán ra khi họ bán cho các công ty gạo với khối lượng lớn hơn. Và họ có thể xây dựng mối gắn kết chặt chẽ hơn với người thu mua thông qua hệ thống thu mua đường vòng. Tất cả những điều này giúp tăng thu nhập của họ. Thêm nữa, các FO cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác liên quan tới sản phẩm đầu vào – phân bón, hạt giống, nước, vv.và rất thường xuyên, họ cung cấp các dịch vụ ấy với chi phí rẻ hơn cho thành viên của họ. Với tất cả những yếu tố vừa được đề cập, chúng ta thấy rằng đó là cách mà các hộ nông dân nhỏ lẻ có thể hưởng lợi từ BD Pack.
Q: Cảm ơn chị đã chia sẻ về Cam Kết Giá Trị về Gạo của Rikolto.