Chuỗi giá trị lúa gạo bền vững và bao trùm ở Việt Nam

Chuỗi giá trị lúa gạo bền vững và bao trùm ở Việt Nam

Cùng với các tổ chức nông dân, các cơ quan và doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động kinh doanh bao trùm về lúa gạo bền vững trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trong một thời gian dài, lúa là một cây trồng đóng vài trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ đã nỗ lực tăng sản lượng lúa gạo trước là cho thị trường nội địa và sau đó là thị trường xuất khẩu. Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn. Tăng sản lượng và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua phần lớn dựa vào sản xuất lúa chất lượng thấp và xuất khẩu thông qua hình thức hợp đồng song phương giữa hai chính phủ ở thị trường châu Á, châu Phi, và Trung Đông với giá bán thấp. Cùng với giảm giá thành sản xuất, chính sách này đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.

Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng.

Sinh kế của hơn 15 triệu nông dân nhỏ lẻ dựa vào nguồn thu từ cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; tuy nhiên con số này đang giảm dần. Ở An Giang, thu nhập bình quân hàngtháng của hộ nông dân từ cây lúa là 100 đô-la (tương đương với 2,2 triệu đồng), chỉ bằng 1/5 thu nhập của hộ trồng cà phê ở Tây nguyên (theo Oxfam đăng trên Thời báo Kinh Tế 2014)

Những thách thức cho ngành lúa gạo Việt Nam

  1. Thách thức cho các hộ sản xuất lúa qui mô nhỏ để bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng của thị trường gạo chất lượng cao: ở Việt Nam cũng như các nước khác ở tiểu vùng sông Mê-Kông, xu hướng thâm canh tăng vụ đi kèm với đẩy mạnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ sản xuất lúa qui mô nhỏ thường thiếu những kỹ thuật canh tác phù hợp để sản xuất lúa chất lượng cao. Ngoài ra, lúa gạo Việt Nam thường được xem là có chất lượng thấp hoặc trung bình so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới.
  2. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ Thiếu sự tổ chức Quy mô trang trại nhỏ và sự thiếu tổ chức của nông dân làm suy yếu vị thế của họ, khiến họ dễ bị ảnh hưởng xấu nhất trong chuỗi giá trị. Sự thay đổi cơ cấu tổ chức hướng tới các tổ chức nông dân kinh doanh sẽ giúp người nông dân tiếp cận với thị trường dễ dàng hơn.
  3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với người nông trồng lúa ngày càng tăng. Năm 2016, ước tính khoảng 1,29 triệu tấn gạo đã bị mất do hạn hán nặng nhất trong vòng 90 năm trở lại đây, gây ảnh hưởng đến sinh kế của gần 2 triệu nông hô nhỏ và hộ nghèo.
  4. Hiện nay, việc sản xuất lúa gạo ở Việt Nam vẫn còn sử dụng nhiều phương pháp gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường. Lúa là một trong những tác nhân chính tạo ra một lượng lớn khí mê-tan, góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
  5. Lúa gạo ở Việt Nam rất khó truy xuất nguồn gốc. Các công ty gạo chủ yếu dựa vào hệ thống thu mua gạo thông qua thương lái nên rất khó truy xuất nguồn gốc của lúa gạo và làm suy yếu chất lượng của các sản phẩm gạo.
  6. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo trắng ở phân khúc thị trường cấp thấp. Với chất lượng thấp và giá rẻ, Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp hơn. Tuy nhiên, danh tiếng của Việt Nam tại phân khúc thị trường cấp thấp cùng với việc thiếu vắng một thương hiệu quốc gia cũng góp phần làm cho giá bán lúa gạo của nông dân thấp.

Cơ hội dành cho ngành lúa gạo và mô hình kinh doanh gạo cùng người có thu nhập thấp bền vững hơn

Cùng lúc đó, những cơ hội mới đã xuất hiện trong những năm gần đây nhằm cải thiện tính bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam.

  • Do mức thu nhập tăng lên và sự thay đổi nhu cầu sử dụng thực phẩm của người tiêu dùng, nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Xu hướng này tạo cơ hội cho các nông hộ nhỏ tham gia vào thị trường tiềm năng này và tạo ra thu nhập tốt hơn từ lúa gạo.
  • Năm 2016, chính phủ Việt Nam đã thông qua chính sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, chuyển trọng tâm của chính phủ từ số lượng sang chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, từ một ngành cung cấp theo định hướng thành cung cấp theo nhu cầu thị trường, do đó đóng góp vào môi trường thuận lợi hơn cho lúa gạo có chất lượng bền vững.
  • Chương trình lúa gạo bền vững (SRP) là một sáng kiến của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) gần đây đã thông qua một tiêu chuẩn mới cho sản xuất lúa gạo bền vững. Khi các buổi thảo luận về các tiêu chí phù hợp cho tiêu chuẩn này vẫn đang tiếp tục, Rikolto tin rằng các chứng nhận có sự tham gia đáng tin cậy và hợp lý có thể đảm bảo rằng các nông hộ nhỏ là một phần trong quá trình chuyển đổi sang trồng lúa bền vững.

Các chiến lược của chúng tôi cho ngành lúa gạo bền vững và mô hình kinh doanh lúa gạo cùng người có thu nhập thấp

  1. Củng cố các tổ chức nông dân để nâng cao năng lực, giúp họ có khả năng tự làm việc với các công ty gạo và siêu thị bằng cách cung cấp, tổ chức các khóa tập huấn đào tạo về tiếp thị, đàm phán kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch kinh doanh.
  2. Nâng cao tính bền vững, tính nhạy cảm về giới và sự đóng góp của thanh niên trong chuỗi giá trị lúa gạo.
  3. Thử nghiệm hệ thống PGS như là một cơ chế đảm bảo chất lượng đối với lúa gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn SRP. Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi trong việc thiết lập và hỗ trợ hệ thống PGS cho rau hữu cơ an toàn, chúng tôi đang hiệu chỉnh phương pháp và cách thức đào tạo dành cho lúa gạo Việt Nam.
  4. Tạo điều kiện cho sự phát triển những mối quan hệ kinh doanh lâu dài giữa các doanh nghiệp và tổ chức nông dân. Rikolto sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để giúp các nông hộ nhỏ và các doanh nghiệp hợp tác tốt hơn. Trong đó là phương pháp LINK được phát triển bởi CIAT và Senmaker’s © Inclusive Business Scan.
  5. Mở rộng thực tiễn mô hình kinh doanh cùng người có thu nhập thấp và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững. Chúng tôi ghi chép chi tiết các kinh nghiệm của mình khi thực hiện thí điểm để có đầy đủ dữ liệu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tư nhân và các bên khác.
  6. Cùng với các hợp tác xã, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng, Rikolto hướng tới mục tiêu phổ biến mô hình kinh doanh gạo bền vững cùng người có thu nhập thấp tại Việt Nam.

Bộ phận lúa gạo của Rikolto

Rikolto hoạt động trong các chuỗi giá trị lúa gạo tại 9 quốc gia: Indonesia, Senegal, Tanzania, Uganda, DR Congo, Benin, Burkina Faso, Mali và Việt Nam. Bộ phận đưa ra 3 vấn đề chính: (1) Sản xuất lúa gạo bền vững, (2) Gạo chất lượng cao cho người tiêu dùng, và (3) các mối quan hệ kinh doanh trong chuỗi giá trị lúa gạo. Để đóng góp vào chương trình này, bộ phận lúa gạo sẽ cùng các bên liên quan trao đổi kiến thức và thông tin, xây dựng bằng chứng thực tiễn để chia sẻ cho toàn cầu, và thực hiện các chương trình chung để giúp trả lời những câu hỏi then chốt trong ngành lúa gạo. Là 1 thành viên của SRP kể từ tháng 5 năm 2015, Rikolto coi SRP là 1 diễn đàn quan trọng của ngành lúa gạo.

Dự án mới kết hợp nuôi trồng lúa và cá nhằm bảo vệ môi trường và tạo cơ hội kinh doanh

25/10/2018 08:48

Tuần trước, chúng tôi đã chính thức khởi động dự án xây dựng mô hình canh tác tổng hợp lúa-cá ở xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Hiện tại, hầu hết các nông hộ ở đây sản xuất 3 vụ lúa mỗi năm, tạo áp lực lên môi trường tự nhiên do làm tăng sâu bệnh cũng như việc sử dụng hóa chất diệt sâu bệnh. Bằng cách để nước sông làm ngập ruộng một cách tự nhiên, chúng tôi có thể thay thế một vụ lúa bằng một vụ cá. Nước sông sẽ cuốn trôi sâu bệnh và để lại lớp trầm tích tự nhiên trên cánh đồng, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Mô hình này cũng bao gồm việc áp dụng các thực hành tưới tiêu thông minh làm giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình trồng lúa. Sau cùng, mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy các hoạt động kinh tế mới cho phụ nữ và giới trẻ ở xã thông qua nuôi trồng thủy sản. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến địa phương Canada và Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ.

Cập nhật từ thực địa: khởi động PGS và SRP tại An Giang và Phú Thọ

18/01/2018 09:47

Tập huấn SRP và khảo sát nông hộ ở An Giang

Tháng 12 năm ngoái, Rikolto / VECO Việt Nam đã khởi động các hoạt động đầu tiên của mình trong việc thí điểm Tiêu chuẩn Nền tảng Lúa Gạo bền vững (SRP) ở An Giang.

Sau khi được đào tạo, đối tác của chúng tôi - Hội Nông dân tỉnh An Giang đã tiến hành một cuộc khảo sát về việc nông dân áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật số Kobotoolbox để thu thập dữ liệu. Dữ liệu này sẽ giúp chúng tôi đánh giá sự tiến bộ của nông dân đối với tiêu chuẩn. Thêm vào đó, hơn 30 nông dân của HTX Tân Thuận và Tân Tiến đã được tham gia tập huấn về kế toán và trồng lúa. Trong vài tuần tới, chúng tôi sẽ tập trung hoàn thiện tài liệu tập huấn SRP và tăng cường đào tạo cho nông dân đối tác.

Tập huấn PGS (Hệ thống bảo đảm có sự tham gia của các bên liên quan)

Từ ngày 10-12/1, Rikolto đã tổ chức tập huấn về việc sử dụng Hệ thống bảo đảm có sự tham gia của các bên liên quan (PGS) trong ngành lúa gạo. Tham dự hội nghị có đại diện của 6 công ty, 2 hợp tác xã, Hội Nông dân tỉnh An Giang, Phòng Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ và Sở Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Mỗi tổ chức sẽ thí điểm PGS trong tỉnh của mình và cung cấp phản hồi cho việc cải tiến chương trình PGS về lúa gạo.

Trong năm 2017 và 2018, Rikolto Vietnam sẽ hỗ trợ khoảng 800 nông dân của hai tổ chức nông dân:

  • Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Lỗ, tỉnh Phú Thọ. Thành lập năm 2009, Hợp tác xã Lương Lỗ có 800 thành viên trồng lúa trên 226 ha.
  • Nhóm hợp tác lúa gạo Tân Thuận, tỉnh An Giang: Được thành lập vào tháng 6/2015, nhóm trồng lúa trên diện tích khoảng 56 ha.

Kinh phí

Số kinh phí cam kết dành cho chương trình lúa gạo giai đoạn 2017 – 2020 là 313.513 EUR, do Tổng cục phát triển của Bỉ tài trợ. Chúng tôi luôn tìm cách mở rộng và đa dạng hóa các nguồn tài trợ của mình. Nếu bạn muốn hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, chúng tôi chỉ được phép nhận tiền từ bên ngoài Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng rằng vào cuối năm 2021

  1. Khoảng 5.000 nông dân được hỗ trợ để có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường về chất lượng, đa dạng chủng loại sản phẩm và số lượng, từ đó có thu nhập cao hơn từ lúa gạo.
  2. Các tổ chức nông dân đối tác của chúng tôi sẽ phát triển năng lực quản lý kinh doanh cần thiết để tiếp cận thị trường lúa gạo chất lượng cao, bao gồm khả năng thực hiện, cập nhật kế hoạch sản xuất và kinh doanh thường xuyên, tiếp cận được thông tin thị trường.
  3. Các chuỗi giá trị được hỗ trợ sẽ chú trọng hơn về vến đề giới tính và có nhiều hoạt động tạo ra thu nhập cho thanh niên.
  4. Lúa gạo được sản xuất bởi các đối tác nông dân tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và/hoặc quốc tế như tiêu chuẩn SRP và sử dụng các phương pháp sản xuất thông minh, thân thiện với môi trường.
  5. Hệ thống đánh giá chất lượng PGS dành cho lúa gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn SRP vận hành ổn định, có thể hoạt động độc lập với Rikolto và thu hút được các bên liên quan.
  6. Người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận tốt hơn với gạo chất lượng cao sản xuất theo hướng bền vững.
  7. Các mô hình và công cụ kinh doanh dành cho người có thu nhập thấp cùng được phát triển bởi các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân, nông dân và được Rikolto hỗ trợ.
  8. Ý kiến của nông dân được thể hiện tốt hơn trong các hợp đồng với doanh nghiệp lúa gạo, và nông dân có được điều kiện tốt hơn về giá, số lượng, thời hạn hợp đồng khi mua bán lúa gạo.
  9. Bằng chứng mạnh mẽ để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách có những thay đổi tạo môi trường thuận lợi hơn cho ngành lúa gạo phát triển bền vững.
  10. Những tranh luận quốc tế về tính bề vững của lúa gạo sử dụng các kinh nghiệm từ Việt Nam, đặc biệt là các đối tác của Rikolto.
  11. PGS được thừa nhận là hệ thống đảm bảo chất lượng hợp lệ.

Đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững (SDG)

Chương trình lúa gạo của Rikolto tại Việt Nam sẽ đóng góp cụ thể cho những mục tiêu phát triển bền vững sau:

SDG1: Xóa đói nghèo dưới mọi hình thức, ở mọi nơi

  • Mục tiêu 1.1: Tới năm 2030 sẽ xóa đói giảm nghèo cho mọi người ở mọi nơi. Hiện nay, những người thu nhập dưới $1,25/ngày được coi là người nghèo.
  • Mục tiêu 1.2: Tới năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nam giới, nữ giới và trẻ em ở mọi lứa tuổi sống trong nghèo đói ở tất các các khía cạnh theo mọi định nghĩa của quốc gia.
  • Mục tiêu 1.7: Xây dựng các khung chính sách ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, dựa trên các chiến lược phát triển vì người nghèo và giới tính , để hỗ trợ đầu tư vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo.

SDG2: Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, nâng cao chất lượng dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

  • Mục tiêu 2.1: Tới năm 2030, chấm dứt đói nghèo và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và người có hoàn cảnh khó khan, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận đầy đủ thực phẩm an toàn, bổ dưỡng trong cả năm.
  • Mục tiêu 2.3: Tới năm 2030, tăng gấp đôi năng suất nông nghiệp và thu nhập của các nông hộ nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, người dân bản địa, nông dân gia đình, người chăn nuôi và ngư dân, bao gồm thông qua tiếp cận bình đẳng và an toàn với đất đai, các nguồn lực khác, kiến thức, dịch vụ tài chính, thị trường và các cơ hội để gia tăng giá trị và việc làm phi nông nghiệp.
  • Mục tiêu 2.4: Tới năm 2030, đảm bảo hệ thống sản xuất lương thực bền vững và thực hiện các biện pháp canh tác bền vững để để tăng năng suất sản xuất, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt và các thảm họa khác.

SGD5: Đạt được sự bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

  • Mục tiêu 5.5: Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của phụ nữ và cơ hội bình đẳng đối với vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp ra quyết định trong đời sống, chính trị và kinh tế.

SGD8: Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và kinh doanh cùng người thu nhập thấp bền vững, việc làm toàn diện và hiệu quả công việc bền vững cho tất cả mọi người.

  • Mục tiêu 8.4: Cải tiến dần dần tới năm 2030, sử dụng tài nguyên toàn cầu một cách hiệu quả trong tiêu dùng và sản xuất, nỗ lực tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi sự suy thoái môi trường, phù hợp với khung chương trình 10 năm về sản xuất và tiêu dùng bền vững, với các nước phát triển dẫn đầu.
  • Mục tiêu 8.5: Tới năm 2030, đạt được đầy đủ và hiệu quả số lượng việc làm cần thiết cho tất cả nữ giới và nam giới, bao gồm cả người trẻ và người khuyết tật, và trả lương đúng với công sức bỏ ra.

SDG10: Giảm sự bất bình đẳng về thu nhập trong nước và giữa các quốc gia.

  • Mục tiêu 10.1: Tới năm 2030, dần dần đạt được và duy trì mức tăng trưởng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất với tỷ lệ cao hơn mức trung bình toàn quốc.

SDG12: Đảm bảo mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững

  • Mục tiêu 12.1: Thực hiện khung chương trình 10 năm về tiêu dùng và sản xuất bền vững (10YFP), tất cả các nước đều hành động, với các nước phát triển dẫn đầu, và có tính đến sự phát triển và năng lực của các nước đang phát triển.
  • Mục tiêu 12.3: Tới năm 2030, giảm một nửa mức tổn thất lương thực trên đầu người ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng, giảm tổn thất lương thực thực phẩm dọc theo dây chuyền sản xuất và cung cấp, bao gồm cả thiệt hại sau thu hoạch.
  • Mục tiêu 12.4: Tới năm 2020, đạt được sự quản lý hợp lý về môi trường đối với các hóa chất và chất thải trong suốt vòng đời của chúng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận. Giảm đáng kể lượng khí thải vào không khí, nước, đất để giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

SDG13: Hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và tác động của nó.

  • Mục tiêu 13.1: Tăng cường khả năng phục hồi và khả năng thích ứng của các nước với các mối nguy hiểm liên quan tới thiên tai và môi trường.

SDG17: Tăng cường các cách thức để thực hiện và khôi phục mối quan hệ đối tác toàn cầu về phát triển bền vững

  • Mục tiêu 17.7: Khuyến khích và thúc đẩy hợp tác xã hội công, tư nhân và cộng đồng hiệu quả, dựa trên kinh nghiệm và chiến lược nguồn lực của các đối tác.

Hội nông dân tỉnh An Giang

Hội nông dân tỉnh An Giang

Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ

Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ

Lotus rice

Lotus rice

Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ

11.11.11

Thai Thi Minh
Thai Thi Minh
Regional Director Rikolto in Vietnam
+84-24 6258 3640/41 - ext. 31
Tuan Le
Tuan Le
Rice Programme Manager, Rikolto in Vietnam - Rice Programme Director, Rikolto in Southeast Asia
+84-24 6258 3640/41 - ext. 33

TS. Thái Thị Minh: Giám đốc khu vực: minh [at] veco.org.vn

Mr. Lê Tuấn: Cán bộ cấp cao của Chương trình lúa gạo: tuan [at] veco.org.vn